Soạn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo giúp các em học sinh lớp 5 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc cũng như bố cục, nội dung chính để trả lời được các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa tiếng việt 5. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây:
1. Văn bản Buôn chư lênh đón cô giáo:
Bài đọc:
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.
Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.
Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:
– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!
Rồi giọng già vui hẳn lên:
– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!
Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:
– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!
Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:
– Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!
– A, chữ, chữ cô giáo!
Theo HÀ ĐÌNH CẨN
– Buôn: làng ở Tây Nguyên.
– Nghi thức: quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.
– Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc.
Buôn Chư Lênh đón cô giáo để mở trường học, không chỉ là một sự kiện bình thường mà còn là một dịp để thể hiện sự yêu quý và trân trọng vô hạn đối với cô. Hôm đó, buôn làng đã tổ chức một nghi thức trang trọng, những tục lệ của họ được tuân theo đúng nghiêm chỉnh để chào đón cô giáo. Mọi người, từ trẻ em đến người lớn, đều tham gia tích cực trong việc chuẩn bị và thiết kế để tạo ra một không gian ấm áp và trang nghiêm cho lễ khai giảng. Những bức hoạt hoa, lá cờ bày trên cánh đồng xanh tươi, và những bóng đèn màu sắc sáng lên từng góc cạnh, tạo nên một bức tranh đẹp mắt và ấn tượng.
Lúc cô giáo xuất hiện, tấm lòng háo hức của cả làng trỗi dậy. Người làng đã mặc áo truyền thống, đứng thành hàng, và nghiêm túc theo dõi mọi bước đi của cô. Cô giáo được trao một lá cờ thêu hình Bác Hồ, một biểu tượng quan trọng của tình yêu và lòng kính trọng đối với Bác. Đây là một biểu hiện của sự tôn trọng của buôn làng đối với cô giáo và sự cống hiến của cô trong việc mang tri thức và giáo dục đến với họ. Cô giáo nhẹ nhàng lấy cây bút, viết chữ Bác Hồ lên giấy trắng, điểm nhấn của nghi thức. Bức tranh chữ viết đó không chỉ là một dòng mực trên giấy, mà còn là một hình ảnh của tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc mà cô giáo đã mang đến cho buôn làng. Mọi người đứng im, và không một tiếng nói nào vang lên, chỉ có sự xúc động nằm trong ánh mắt của họ. Đây là một câu chuyện về sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và sự biểu hiện của lòng kính trọng và biết ơn. Đó là một tấm gương sáng cho sự tôn trọng và lòng biết ơn của buôn làng đối với cô giáo và món quà quý báu mà cô mang đến cho họ
2. Trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5:
Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
Cô giáo Y Hoa đến buôn chư lênh để mở trường, dạy cho buôn làng, con em buôn làng học chữ.
Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
Người dân Buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và cũng rất thân tình. Cả buôn làng đến chật ních cả sân, quần áo như đi dự hội. Họ trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi. Già làng đứng ở giữa sàn nhà đón cô giáo, trao cho cô giáo một con dao để chém một nhát vào cây cột, thực hiện một lời thề để trở thành là người của buôn theo nghi lễ của buôn làng.
Cụ thể:
Khi cô giáo xuất hiện, làng Chư Lênh bừng sáng với một đám đông đang chờ đợi một người rất quan trọng. Dân làng đã tụ họp, tràn ngập từ mỗi góc nhỏ đến căn nhà lớn, hòa mình trong không khí trang trọng nhưng ấm áp của buổi lễ đón chào cô giáo về bản. Quần áo của họ không còn chỉ là bộ trang phục hàng ngày; chúng trở thành bức tranh rực rỡ như trong một buổi hội hè lớn, mỗi sợi chỉ được kỹ lưỡng may thành từng đường kim mũi chỉ, thể hiện lòng trung hiếu và tôn trọng. Chiếc tấm lông thú, được trải dài từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn, không chỉ là một con đường mà còn là biểu tượng của lòng hiếu khách và sự chân thành. Mỗi bước đi của cô giáo trên những chiếc thảm lụa mềm mại, giống như bước đi trên những giấc mơ huyền bí, là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, là sự liên kết sâu đậm giữa con người và đất đai.
Ở giữa trung tâm của buổi lễ, ông già của làng đứng thẳng, tràn ngập trong bức tranh của sự hiện diện và lòng trung thành. Ông ta vỗ nhẹ vào vai cô giáo, trao cho cô một chiếc dao, không chỉ là một chiếc dụng cụ mà còn là biểu tượng của sự trưởng thành và sức mạnh. Điều này là nghi thức, là cách làng Chư Lênh chào đón cô giáo như một thành viên của của buôn làng, là một phần không thể tách rời của cuộc sống, là sự kết nối vững chắc giữa thầy trò và hòa bình của buôn làng.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
Đó là những chi tiết:
Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem “cái chữ”. Mọi người im phăng phắc theo dõi Y Hoa viết chữ. Khi Y Hoa viết xong, mọi người đều đồng thanh reo hò.
Câu 4: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên mong ước tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, lạc hậu. Tiếp cận được con chữ sẽ mỏ mang được trí tuệ, tiếp nhận được văn hóa mới, nhờ đó mà thoát được nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc, phát triển
3. Bố cục và tóm tắt nội dung Buôn Chư Lênh đón cô giáo:
Bố cục
Bài đọc được chia thành 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho quý khách
Đoạn 2: Từ Y Hoa đến bên đến sau khi chém nhát dao
Đoạn 3: Từ Già Rok đến xem cái chữ nào
Đoạn 4: Phần còn lại
Nội dung bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Bài đọc cho thấy được tình cảm yêu mến cô giáo của người Tây Nguyên, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu.
Ý nghĩa bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Qua bài đọc, chúng ta được nhìn thấy những tấm gương hiếu học ở Buôn Chư Lênh. Tuy hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu hốn, nhưng họ đều có khát vọng học hành và tình yêu với con chữ. Từ đó, truyền cho chúng ta động lực để cố gắng học tập, rèn luyện mỗi ngày.
Tóm tắt bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Buôn chư lênh đón cô giáo kể về buổi đón tiếp cô giáo Y Hoa của người dân Buôn Chư Lênh. Buôn làng đã sử dụng những nghi thức trang trọng nhất và tất cả lòng yêu mến, kính trọng của mình để đón tiếp cô giáo. Qua đó đã thể hiện sự tôn trọng của họ dành cho cô cùng với đó là khát vọng được học tập, vươn lên thoát nghèo của người dân nơi này.

